Tin Tức

Các Chi Nhánh

Liên kết

Thủ tục quá cảnh quặng sắt, quặng đồng, quặng kẽm, quặng chì từ Lào

Ngày 11/3/2019

Thủ tục quá cảnh quặng sắt, quặng đồng, quặng kẽm, quặng chì từ Lào.

Ngày 08/5/2018

 

Các mặt hàng Quặng nói trên thuộc diện hạn chế xuất khẩu nên khi quá cảnh Việt Nam phải xin giấy phép quá cảnh của Bộ Công thương, làm thủ tục xin cấp phép tại Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công thương (Phòng Quản lý XNK).

 

Việc cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Lào qua lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Điều 1 Thông tư 22/2009/TT-BCT về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Công thương ban hành như sau:

Thủ tục xin giấy phép quá cảnh hàng hóa được thực hiện như sau:

1. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 của Hiệp định, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa đến Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a. Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).

b. Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).

Bộ trưởng Bộ Công Thương, căn cứ đơn đề nghị của chủ hàng và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản để chủ hàng biết và thực hiện.

2. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 4 của Hiệp định, hồ sơ đề nghị cấp phép quá cảnh hàng hóa bao gồm:

a. Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

b. Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).

3. Văn bản đề nghị cho phép, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1, điểm b khoản 2 Điều 1, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Trường hợp bằng tiếng Lào thì phải gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hoặc cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.

4. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh nêu tại khoản 2 Điều này:

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng. Địa chỉ: 132 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội. Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

5. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều này là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là nội dung quy định về việc cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Lào qua lãnh thổ Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2009/TT-BCT.

 

- Loại hình quá cảnh mở tờ khai Vận chuyển độc lập.

- Hàng hoá được chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên niêm phong và giám sát suốt quá trình vận chuyển và lưu giữ tại Việt Nam cho đến khi đã thực xuất.

 

TRƯỜNG HỢP CÁC MẶT HÀNG NÓI TRÊN KHÔNG XUẤT XỨ TỪ LÀO THÌ KHÔNG LÀM THỦ TỤC THEO LOẠI HÌNH QUÁ CẢNH, MÀ THEO LOẠI HÌNH TNTX HOẶC XNK THÔNG THƯỜNG.

 

Quý vị có thể liên hệ Công ty TNHH Tiếp vận Hà Đức, địa chỉ tại Số A314, Đường Phạm Huy, P. Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An, là đơn vị chuyên thực hiện loại hình này tại khu vực miền Trung, để tìm hiểu thêm.