Tin Tức

Các Chi Nhánh

Liên kết

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập (gửi ra nước ngoài để bảo hành, sửa chữa rồi tái

Ngày 16/4/2015

  

QUY TRÌNH HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM XUẤT TÁI NHẬP

(GỬI RA NƯỚC NGOÀI BẢO HÀNH, SỬA CHỮA RỒI TÁI NHẬP)

 

I.                   MỘT SỐ LƯU Ý:

Thương nhân được tạm xuất tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê, theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Lưu ý những điểm sau:

o   Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hoá thuộc Phụ lục số 02, số 03 kèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP thì phải có giấy phép của Bộ Công thương.

o   Các loại hàng hóa khác không thuộc diện nói trên, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất tái nhập tại Hải quan cửa khẩu.

o   Mở tờ khai HQ theo hình thức phi mậu dịch: Phí sửa chữa thuộc diện phải chịu thuế khi tái nhập. Trị giá tính thuế là số tiền phí sửa chữa phải chi trả. Giá trị hàng hóa đem đi sửa chữa không thuộc diện chịu thuế.

o   Thời hạn tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu.

o   Hàng hóa tạm xuất nói trên được phép nhượng bán, biếu tặng, trả lại khách hàng nước ngoài hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng của thương nhân với bên nước ngoài. Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất đó giải quyết tại Hải quan cửa khẩu, nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu.

 

II.               THỦ TỤC HẢI QUAN:

1.      Người khai hải quan trên tờ khai PMD và nộp hồ sơ cho hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.

2.      Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP, do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định.  

3.      Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.

4.      Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu:

a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;

b) Giấy giới thiệu:                02 bản chính;

c) Invoice & Packing List:  02 bản chính

d) Vận đơn:                           01 bản sao

đ) Công văn xin tạm xuất – tái nhập gửi cơ quan HQ: 01 bản chính;

e) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có hay quy định của nước nhập khẩu.

III.            THANH KHOẢN TỜ KHAI:

1. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thanh khoản tờ khai hàng tạm xuất, tái nhập.

2. Thời hạn thanh khoản: như quy định tại khoản 1 Điều 132 Thông tư 194/2010/TT-BTC.

3. Hồ sơ thanh khoản gồm:

+  Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm xuất trong đó nêu cụ thể tờ khai tạm xuất - tái nhập;

+  Tờ khai tạm xuất, tờ khai tái nhập;

+  Các giấy tờ khác có liên quan.